Hiện nay, có rất nhiều công việc cho các bạn lựa chọn tùy theo sở thích, năng lực và đam mê cá nhân của mình. Đặc biệt trong những năm gần đây khi các công ty của Nhật Bản được thành lập ngày càng nhiều ở Việt Nam với đa dạng lĩnh vực hoạt động thì lại càng có nhiều công việc thú vị, mới mẻ và đầy thử thách dành cho các bạn trẻ. Kỹ sư cầu nối hay còn gọi bằng tên viết tắt là BrSE là một trong số công việc đó. Hãy cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về nghề nghiệp này nhé!
Kỹ sư cầu nối (BrSE) là gì?
Được đánh giá là môi trường tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ phầm mềm, Việt Nam đã và đang là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp kinh doanh phần mềm của Nhật Bản khi tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao. Và sự tồn tại của các kỹ sư cầu nối đã trở thành điều không thể thiếu trong một công ty phần mềm Nhật Bản với các đối tác nước ngoài.
BrSE là từ tiếng Anh viết tắt của cụm từ Bridge System Engineer. Cũng giống như tên gọi thì kỹ sư cầu nối là người thực hiện nhiệm vụ kết nối nhóm làm việc, công ty với khách hàng sao cho đảm bảo việc hai bên thông hiểu nhau và có thể hợp tác thuận lợi trong mỗi dự án.
Người kỹ sư cầu nối (BrSE) là người phải theo dõi và kiểm tra dự án từ đầu tới cuối để có thể nắm được mọi việc và đưa ra những ứng phó kịp thời. Nghề này bao gồm rất nhiều công việc được thay đổi tùy theo từng giai đoạn, quy mô cũng như tính chất của dự án.
Công việc của kỹ sư cầu nối (BrSE) là gì?
Có thể tổng hợp các công việc của BrSE qua biểu thức như sau:
BrSE = Developer + Business Anslyst + Tester + Project Manager
Một ngày làm việc bình thường của BrSE bao gồm : xử lý email, lên to-do-list cho ngày, bám theo đó làm việc. Cuối ngày BrSE sẽ tổng hợp và báo cáo công việc cho khách hàng.
Ở giai đoạn chào hàng việc xây dựng một nhóm có chuyên môn hóa cao là vô cùng cần thiết. Ngoài ra, BrSE sẽ phải làm từ A-Z bao gồm các công việc : liên hệ khách hàng, phân tích yêu cầu, lên kế hoạch, trực tiếp code và test sản phẩm demo để chào hàng…để đảm bảo việc bảo mật tài liệu.
Khi dự án chính thức hoạt động thì BrSE cần tiến hành giám sát để đảm bảo nhóm làm việc sẽ thực hiện đúng yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, BrSE sẽ phải báo cáo tiến độ, đàm phán với khách khi có vấn đề phát sinh.
Nếu khách hàng có nhu cầu muốn thêm chức năng thì BrSE sẽ tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng, họp với nhóm để đưa ra các phương án làm việc để khách hàng lựa chọn.
Vị trí kỹ sư cầu nối là công việc đặc thù chỉ có trong các công ty outsourcing. Tuy nhiên tùy tính chất dự án bạn vẫn có cơ hội tham gia vào các giai đoạn khác nhau của một sản phẩm.
Với dự án nhỏ có nhóm dưới 10 người thì chỉ cần 1 BrSE. Còn dự án lớn với nhóm từ 12 người trở lên thì sẽ cần có nhiều BrSE, mỗi BrSE chịu trách nhiệm về một giai đoạn. Onsite Lead (cũng là BrSE nhưng ở cấp cao hơn) sẽ quản lý nhóm BrSE này.
Để trở thành kỹ sư cầu nối (BrSE) cần có những yếu tố nào?
Nghề BrSE cần 4 tố chất vô cùng quan trọng là : điềm tĩnh, tính trách nhiệm cao, chịu khó học hỏi và nhẫn nại. Ngoài ra, nghề BrSE cần 4 kỹ năng cơ bản là code, ngoại ngữ, giao tiếp và tự học.
Bởi BrSE là người đầu tiên làm việc với khách hàng để nắm bắt những yêu cầu của họ. Trong rất nhiều những yêu cầu đó thì BrSE sẽ phải phân tích cho khách hàng hiểu những yêu cầu nào có thể thực hiện, những yêu cầu nào nên thay đổi cho phù hợp với điều kiện kỹ thuật. Bên cạnh đó BrSE cũng là người thay mặt bộ phận kinh doanh để thương lượng, thuyết phục khách hàng về mặt giá cả và thời gian thực hiện dự án. Ngoài ra, BrSE cũng cần phải có khả năng quản lý dự án, theo dõi tiến trình thực hiện dự án.
Và để có thể thực hiện được những nhiệm vụ trên BrSE trước hết phải có hiểu biết về kỹ thuật và khả năng sử dụng tiếng Nhật thành thạo. Với vị trí là người đứng giữa BrSE cũng cần hiểu rõ về văn hóa, phong cách làm việc của cả hai bên để có thể thúc đẩy công viêc tiến triển tốt. Thêm vào đó là những hiểu biết về kinh doanh, quản lý cũng rất cần thiết cho 1 BrSE hoàn hảo.
Phần lớn các BrSE ở các công ty Nhật hiện nay vốn xuất thân từ chuyên ngành phần mềm, có thời gian dài làm việc tại Nhật, thành thạo tiếng Nhật và văn hóa Nhật, có khả năng thương thảo với khách hàng về kỹ thuật và có thể quản lý dự án.
Nếu bạn có mong muốn được trở thành một kỹ sư cầu nối (BrSE) thì hãy truy cập vào website http://Yourjobs.vn để biết thêm các thông tin chi tiết về công việc này.